Tân ngữ tiếng Trung là gì và cách sử dụng tân ngữ
Tân ngữ trong tiếng Trung là một bộ phận ngữ pháp cấu thành câu quan trọng. Vậy cấu trúc ngữ pháp với tân ngữ như thế nào? Hãy cùng Tiếng Trung Mi Edu tìm hiểu tất tần tật về trong bài viết sau nhé!
1. Định nghĩa tân ngữ trong tiếng Trung
Tân ngữ tiếng Trung là thành phần chỉ người hoặc sự vật mà động tác hay hành vi tác động đến, nó có nhiệm vụ làm cho động tác và hành vi được đề cập trở nên rõ ràng và chính xác, giúp người nghe hiểu được trọn vẹn ý mà bạn đang nói. Hay nói cách khác đơn giản và dễ hiểu hơn, tân ngữ là thành phần liên đới của động từ.
Tân ngữ được kết hợp trực tiếp với động từ và giữa hai thành phần này không hề có bất cứ hư từ nào khác.
Trong những câu thường thấy có vị ngữ là động từ thì để xác định thành phần nào là tân ngữ, trước hết ta phải xem xét nó có phải đối tượng chịu tác động của động từ hay không, ngoài ra thì tân ngữ phải đứng sau động từ, đó là một điều quan trọng trong việc xác định xem liệu đó có phải tân ngữ hay không.
Ví dụ:
- 妈妈给我买了一个蛋糕。
Māmā gěi wǒ mǎile yīgè dàngāo.
(Mẹ mua bánh cho em.)
- 我正在做饭。
Wǒ zhèng zài zuò fàn.
(Tớ đang nấu cơm.)
- 她吃米饭。
Tā chī mǐfàn.
(Cô ấy đang ăn cơm.)
2. Cấu trúc tân ngữ trong tiếng Trung
Cấu trúc với tân ngữ trong tiếng Trung được chia ra làm hai loại sau: Cấu trúc câu 1 tân ngữ và cấu trúc câu 2 tân ngữ, hay còn được gọi là cấu trúc song tân ngữ.
2.1. Cấu trúc câu 1 tân ngữ
Đối với những câu có một tân ngữ, ta có cấu trúc như sau:
Chủ ngữ + động từ + tân ngữ duy nhất.
Ví dụ: 我喝水。
Wǒ hē shuǐ.
(Tôi uống nước.)
Trong trường hợp này, chủ ngữ là tôi (我), động từ là uống (喝), còn nước (水) chính là tân ngữ chịu sự tác động bởi chủ ngữ “tôi”. Đây chính là câu có 1 tân ngữ.
2.2. Cấu trúc câu 2 tân ngữ
Đối với những câu có hai tân ngữ (câu song tân ngữ), ta có cấu trúc như sau:
Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ thứ nhất + Tân ngữ thứ hai .
Ví dụ: 妈妈给我打电话。
Māmā gěi wǒ dǎ diànhuà.
(Mẹ gọi điện thoại cho tôi.)
Trong trường hợp này, cả tôi (我) và điện thoại (电话) đều là tân ngữ chịu sự tác động bởi chủ ngữ mẹ (Māmā). Vậy câu này là câu song tân ngữ, hay còn được gọi câu có 2 tân ngữ.
3. Một số động từ có thể đi cùng hai tân ngữ
Những động từ mà sau nó có thể chứa 2 tân ngữ là những nhóm động từ sau nó mang các nhóm nghĩa sau:
3.1. Động từ mang nghĩa tự thuật, kể lại:
- 报告 (bàogào): báo cáo
- 吩咐 ( fēnfù): dặn dò
- 问 (wèn): hỏi
- 告诉 (gàosù): nói với
- 打听 (dǎtīng): nghe ngóng
- 通知 ( tōngzhī): thông báo
- 回答 (huídá): hồi đáp
3.2. Động từ xưng hô:
- 叫 (jiào): gọi
- 喊 (hǎn): quát, thét
- 称 (chēng): xưng
- 称呼 (chēnghū): xưng hô
3.3. Động từ mang nghĩa cho đi, tặng:
- 赠 (zèng): dâng, tặng
- 给 (gěi): cho
- 教 (jiāo): dạy học
- 赔 (péi): đền
- 寄 (jì): gửi
- 送 (sòng): tặng
- 付 (fù): thanh toán, trả tiền
- 赏 (shǎng): thưởng
- 还 (huán): hoàn trả
3.4. Động từ mang nghĩa nhận được, lấy được:
- 拿 (ná): cầm
- 托 (tuō): nhờ vả
- 罚 (fá): phạt
- 赢 (yíng): thắng
- 收 (shōu): thu
- 抢 (qiǎng): tranh giành
- 偷 (tōu): ăn trộm
4. Mối quan hệ về ngữ nghĩa giữa tân ngữ và động từ:
Trong tiếng Trung, mối quan hệ về ngữ nghĩa giữa tân ngữ và động từ rất đa dạng và phong phú. Sau đây là những dạng có thể bạn sẽ gặp trong quá trình làm bài:
- Tân ngữ là đối tượng chịu tác động bởi hành động và hành vi.
- Tân ngữ biểu thị kết quả của hành động và hành vi.
- Tân ngữ biểu thị công cụ của hành động và hành vi.
- Tân ngữ biểu thị nơi chốn và phương hướng của hành động và hành vi.
- Tân ngữ biểu thị mục đích và nguyên nhân của hành động và hành vi.
- Tân ngữ biểu thị sự tồn tại hoặc không tồn tại của hành động và hành vi .
5. Điểm khác nhau giữa tân ngữ gián tiếp và tân ngữ trực tiếp:
Như đã nhắc ở trên, trong ngữ pháp tiếng Trung, có một số câu có thể đi cùng hai tân ngữ, trong đó có một tân ngữ gián tiếp chỉ người và một tân ngữ trực tiếp chỉ vật.
5.1. Tân ngữ gián tiếp:
Những tân ngữ chỉ người được gọi là tân ngữ gián tiếp.
Ví dụ: 老师教我中文。
Lǎoshī jiào wǒ zhōngwén.
(Thầy giáo dạy tôi Tiếng Trung.)
Trong trường hợp này, tôi (我) chỉ người là tân ngữ gián tiếp.
5.2. Tân ngữ trực tiếp
Những tân ngữ chỉ vật được gọi là tân ngữ gián tiếp.
Ví dụ: 我的老师教我数学。
Wǒ de lǎoshī jiào wǒ shùxué.
(Thầy giáo của tôi môn Toán.)
Trong trường hợp này, môn toán (数学) chỉ vật là tân ngữ trực tiếp.
Tân ngữ Tiếng Trung là một trong những thành phần ngữ pháp quan trọng trong câu. Và nếu bạn chưa hiểu rõ tân ngữ trong tiếng Trung, hãy thử tham khảo bài viết của Tiếng Trung Mi Edu để có nền tảng cơ bản trước khi đào sâu những phần nâng cao nhé.