HSK

Kinh nghiệm ôn thi HSK 2 hữu ích giúp bạn đánh bay mọi lo lắng

Kinh nghiệm ôn thi HSK 2 hữu ích giúp đánh bay lo lắng

Kinh nghiệm ôn thi HSK 2 là một trong những cụm từ khóa hiện đang được nhiều bạn học tiếng Trung quan tâm. Ôn thi HSK 2 không khó, nhưng bạn cần tìm cho mình những phương pháp và tài liệu học hiệu quả. Trong đó, việc tham khảo những tips từ người đi trước từ đó rút ra bài học cho bản thân là một trong những điều bạn nên làm. Ở bài viết này, Tiếng Trung Mi Education sẽ tổng hợp cho bạn những kinh nghiệm ôn thi HSK 2 chi tiết và hiệu quả nhất!

1. Giới thiệu về HSK 2

Sơ lược về HSK, đây là một chứng chỉ Tiếng Trung dùng để xác nhận một trình độ Hán ngữ nhất định. HSK ngày nay đã được chuyển từ 9 cấp xuống còn 6 cấp, trong đó HSK 2 thuộc trình độ sơ cấp, đứng ở mức thứ hai.

Trong HSK 2, bạn không cần thi lần lượt các mức để lên một trình độ cao hơn. Ví dụ, bạn không cần trải qua bài thi HSK 1 nếu muốn thi chứng chỉ HSK 2. Để đạt được trình độ HSK 2, bạn cần đạt ít nhất 120/200 điểm.

Kể từ năm 2021, khi đăng ký thi HSK bạn cần thi kèm chứng chỉ HSKK. Đây là kỳ thi năng lực khẩu ngữ, gồm 3 cấp: Trung Cấp, Sơ Cấp và Cao Cấp. Bạn sẽ cần đạt chứng chỉ HSKK Sơ Cấp nếu muốn thi HSK 2.

1.1. Đặc điểm bài thi HSK 2

Nội dung bài thi HSK 2 hướng tới là kiểm tra trình độ Hán ngữ Sơ cấp của thí sinh. Ở cấp độ này, thí sinh cần có khả năng làm chủ tiếng Trung cơ bản và thực hiện các cuộc hội thoại đơn giản.

Thí sinh cũng cần hiểu được một số thông tin thường nhật và biết giao tiếp một số chủ đề như hỏi đường, đặt vé xe, hỏi giá,… Ngoài ra, trình độ này cũng yêu cầu người thi nắm được khoảng 300 từ vựng và một số cấu trúc ngữ pháp đơn giản.

HSK 2 tương ứng với cấp độ 2 của “tiêu chuẩn năng lực Hán ngữ quốc tế” và cấp A2 trong “Cơ cấu tham khảo Cộng đồng ngôn ngữ châu Âu (CEF)”.

Trình độ Hán ngữ cần thiết để đạt HSK 2 thường được so sánh với trình độ của những sinh viên đã học tiếng Trung Quốc trong 1 năm học ( tương đương 2 học kì) với thời gian từ 2 – 3 giờ mỗi tuần.

1.2. Lợi ích khi thi HSK 2

Chứng chỉ HSK 2 sẽ phù hợp với những bạn chỉ cần biết giao tiếp và ngữ pháp tiếng Trung cơ bản.

Trong quá trình ôn thi HSK 2, bạn có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức về một nền văn hóa mới. Bạn cũng có thể dùng kiến thức này để tự đặt đồ Taobao tại nhà cho bản thân, hoặc buôn bán. Tiếng Trung Sơ cấp cũng giúp bạn giao tiếp những đoạn hội thoại căn bản khi đi du lịch như mua đồ, hỏi giá, đặt vé,.. Và biết đâu, bạn cũng sẽ làm quen thêm được với những người bạn mới nữa đó!

Việc đạt chứng chỉ HSK 2 cũng sẽ là động lực quan trọng để bạn ôn thi lên những cấp bậc cao hơn. Nếu đã từng ôn thi HSK 2, bạn sẽ dễ dàng hơn khi thi lên những cấp tiếp theo. Khi đạt đến chứng chỉ HSK 4 trở lên, bạn đã có thể xin học bổng vào các trường Đại học ở Trung Quốc, hoặc ứng tuyển vào các công ty nước ngoài.

Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn Trung Quốc, đồng nghĩa với việc yêu cầu nguồn nhân lực biết tiếng Trung ngày càng cao. Đối với những người biết tiếng Trung, mức lương đa số bắt đầu từ 10 – 15 triệu/ tháng, và tăng dần theo trình độ của bạn.

2. Kinh nghiệm thi HSK 2 hiệu quả

Để có thể đạt được kết quả cao nhất, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi này, cả trước và trong quá trình diễn ra bài thi. Sau đây là một số kinh nghiệm thi HSK 2 mà Trung tâm Tiếng Trung Mi Education muốn chia sẻ cho bạn:

2.1. Những lưu ý trong khi ôn thi

Trong khi ôn thi HSK 2, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

2.1.1. Nắm vững cấu trúc đề thi

Trước khi bắt tay vào ôn luyện, điều đầu tiên bạn cần nắm rõ là cấu trúc đề thi. Đây là kiến thức đầu tiên bạn nên học, trước khi bắt đầu với từ vựng, ngữ pháp hay tập viết chữ.

Xem thêm Cấu trúc đề thi HSK 2 tại Đây

2.1.2. Chuẩn bị về từ vựng

Bài thi HSK 2 ở trình độ sơ cấp đề bài vẫn cho cả pinyin và Hán tự. Do đó, khi ôn thi HSK 2, bạn nên vừa kết hợp vừa học cả bộ thủ, vẽ nét và pinyin kết hợp với nhau.

Pinyin sẽ giúp bạn học tiếng Hán một cách dễ dàng hơn, vì một trong những trở ngại lớn nhất của người mới bắt đầu học tiếng Trung là Hán tự. Tuy nhiên bạn không thể hoàn toàn bỏ qua Hán tự, vì một số từ có pinyin giống nhau thì bạn cần nhìn chữ Hán để phân biệt.

Trong lúc học từ vựng, bạn nên nhớ học kèm theo nghe phát âm và ngữ pháp của từ đó luôn nha!

Sau khi đã biết phải học 300 từ vựng với cấu trúc đề ra sao thì bắt tay vào lên lịch ôn thi HSK 2 nào!

2.1.3. Sắp xếp lịch ôn thi HSK 2 hiệu quả

Bởi mỗi người đều có thời gian biểu và cách học khác nhau, nên kinh nghiệm thi HSK 2 dành cho bạn ở đây là nên tự sắp xếp một kế hoạch ôn thi HSK 2 phù hợp vởi bản thân bạn.

Về cơ bản, kế hoạch của bạn nên gồm có bốn giai đoạn. Ở giai đoạn đầu tiên, bạn nên tập trung vào từ vựng. Bởi khi bạn nắm vững được từ vững, việc hiểu và giải đề sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Ở 2 giai đoạn tiếp theo, bạn nên ôn tập lần lượt 2 phần Đọc và Nghe. Nên giải đề phần Đọc trước, giúp ghi nhớ từ vựng và nhận mặt chữ để dễ làm quen hơn. Ở giai đoạn cuối cùng, bạn nên luyện đề toàn diện, nhớ bấm thời gian như thi thật để bạn có thể tự liệu sức mình.

2.2. Những lưu ý trước khi đi thi và trong khi làm bài thi

Sau khi ôn thi HSK 2 một cách kỹ lưỡng, chúng ta có thêm những lưu ý trước khi đi thi và sau khi đi thi như sau:

2.2.1. Lưu ý khi đi thi

Có mặt ở điểm thi trước 10 – 15’ thời gian trên giấy hẹn để chuẩn bị hoặc kịp đối phó với bất cứ trường hợp nào. Đừng quên cầm theo CMND/CCCD khi bước vào phòng thi.

Mang theo 2 -3 cái bút chì và tẩy để tô đáp án vào phiếu trả lời.

Giống như các kỳ thi khác, bạn tuyệt đối không được mang điện thoại và bất kỳ tài liệu nào khác vào phòng thi.

Các phần thi sẽ diễn ra lần lượt theo thời gian quy định. Thí sinh chỉ được phép làm nội dung của phần thi trong thời gian diễn ra phần thi đó, không được phép làm lại phần cũ hoặc làm trước phần mới.

2.2.2. Lưu ý trong khi làm bài thi

Trước mỗi bài nghe sẽ có một đoạn nhạc dạo đầu. Bạn nên tận dụng thời gian này để đọc lướt qua các câu trả lời.

Khi làm bài nghe, bạn nên tập trung cao độ và phác nhanh những thông tin quan trọng. Ở phần này, bạn được nghe 2 lần/câu, giữa các câu có đoạn chuyển, bạn nên tranh thủ thời gian này để đọc câu hỏi sau.

Bạn có thể khoanh luôn vào đề thi, hoặc có thể tô luôn vào tờ đáp án. Nếu bạn không làm được câu nào hoặc bị lỡ, đừng bận tâm nghĩ về câu đó mà hãy nhanh chóng chuyển sang câu tiếp theo. Không vì một câu không làm được mà lỡ cả bài thi.

Về phần viết, bạn nên đọc lướt qua để nắm ý chính và ghi nhớ những chi tiết quan trọng trước khi bắt tay vào làm. Cần chú ý đồng hồ để không bị cháy thời gian làm bài. Tất cả những kỹ năng bạn đều nên luyện tập ngay khi ôn thi HSK 2, chứ không để đi thi mới thực hiện.

3. Đăng ký thi HSK 2 ở đâu?

Hiện nay, danh sách địa điểm tổ chức kỳ thi HSK trên toàn thế giới có thể được tìm thấy tại trang web của Tổng bộ Viện Khổng Tử HANBAN.

Xem tại đây: http://www.chinesetest.cn/index.do

Hiện nay, tại Việt Nam, các kì thi HSK có thể được tổ chức ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Huế và Đà Nẵng.

Một số địa điểm thi HSK 2 tại Việt Nam:

–   Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội ( Số 1 Phạm Văn Đồng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội)
–   Đại học Hà Nội (Km 9 Nguyễn Trãi, P. Văn Quán, Thanh Xuân, Hà Nội.
–   Đại học Thái Nguyên ( Phường Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên, Thái Nguyên)
–   Đại học Ngoại ngữ Huế ( Số 57 Nguyễn Khoa Chiêm, An Cựu, Thành phố Huế, Huế)
–   Đại học Sư phạm TP HCM ( Số 280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, TP. HCM)

Trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm ôn thi HSK 2 cần lưu ý mà Tiếng Trung Mi Education muốn chia sẻ cho bạn. Mong rằng nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình ôn thi. Đừng quên follow chúng mình để biết thông những thông tin hữu ích về kỳ thi HSK 2 nhé! Chúc các bạn ôn thi vui vẻ!

Related Articles

Back to top button