Thanh điệu trong tiếng Trung – Các quy tắc cần phân biệt
Thanh điệu trong tiếng Trung cũng là một phần kiến thức quan trọng bạn cần biết. Để nắm được chi tiết nhất kiến thức về thanh điệu trong tiếng Trung, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tiếng Trung Mi Edu nhé!
1. Phân biệt thanh điệu trong tiếng Trung
Thanh điệu là hình thức biến hoá cao, thấp, dài, ngắn của một âm tiết, là yếu tố cơ bản và chính xác nhất để điều chỉnh giọng khi phát âm một câu. Thanh điệu xuất hiện ở phía trên các chữ cái trong từ, người học phải dựa vào đó để đọc chính xác một từ.
Tiếng Trung gồm có 4 thanh điệu (4 dấu), chi tiết ở dưới bảng sau:
Thanh điệu | Kí hiệu | Phát âm | Cách đọc |
Thanh 1 (thanh ngang) | – | bā | Đọc cao bình bình. Giống như đọc các từ không dấu trong tiếng Việt. |
Thanh 2 (thanh sắc) | / | bá | Đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt. Đọc từ trung bình lên cao (độ cao 3-5). |
Thanh 3 (thanh hỏi) | v | bǎ | Đọc gần giống thanh hỏi nhưng kéo dài. Đọc từ thấp và xuống thấp nhất rồi lên cao vừa (độ cao 2-1-4). |
Thanh 4 (thanh huyền) | \ | bà | Thanh này giống giữa dấu huyền và dấu nặng. Đọc từ cao nhất xuống thấp nhất (độ cao 5-1) |
2. Quy tắc viết phiên âm
- Các nguyên âm i, in, ing khi mở đầu một âm tiết phải thêm y đằng trước.
Ví dụ: i → yi ; in → yin ; ing → ying
- Các nguyên âm ia, ie, iao, ia, iou, iong khi trở thành một từ có nghĩa thì phải đổi i thành y và thêm thanh điệu.
Ví dụ: ia → ya → yá
iao → yao → yăo
iou → you →yŏu
ie → ye → yě
iong → yong→ yŏng
- Các nguyên âm ü, üe, üan, ün khi ghép với các âm j, q, x thì bỏ hai dấu chấm trên chữ ü, nhưng vẫn giữ nguyên cách phát âm.
Ví dụ: jü → ju qü → qu xü → xu
jüe→ jue qüe → que xüe → xue
jüe→ jue qüan → quan xüan → xuan
jün → jun qün → qun xün → xun
- Các nguyên âm ü, üe, üan, ün khi ghép với l và n thì để nguyên hai dấu chấm trên đầu.
- Các nguyên âm ua, uo, uai, uan, uang, uei, uen, ueng khi mở đầu âm tiết thì phải đổi chữ ü thành w và thêm âm điệu. Riêng nguyên âm ü khi đứng một mình thì phải thêm w vào phía trước.
- Đối với các nguyên âm iou, uei, uen khi ghép với một phụ âm thì bỏ o, e nhưng vẫn giữ nguyên cách phát âm.
Ví dụ: q + iou → qiu
3. Một số quy tắc khác cần nhớ về thanh điệu trong tiếng Trung
Tiếp theo là một vài quy tắc cơ bản khi học về thanh điệu trong tiếng Trung bạn cần phải nhớ. Cụ thể như sau:
3.1. Quy tắc biến điệu của thanh 3
- Nếu hai thanh 3 đứng cạnh nhau thì thanh thứ nhất sẽ chuyển thành thanh thứ 2.
Ví dụ: Nǐ hǎo → Ní hǎo
- Nếu ba thanh 3 đứng cạnh nhau thì sẽ biến âm thanh ở giữa.
Ví dụ: Wǒ hěn hǎo → Wǒ hén hǎo
3.2. Quy tắc biến điệu của bù và yī
- Nếu yī và bù ghép với từ mang thanh 4 thì yī đọc thành yí còn bù đọc thành bú.
Ví dụ: yī + gè → yí gè
bú + biàn → bú biàn
- Sau yī là âm mang thanh 1 (hoặc thanh 2, thanh 3) thì đọc thành yì.
Ví dụ: yī tiān → yì tiān
Trên đây là toàn bộ thông tin về thanh điệu trong tiếng Trung. Mong rằng qua bài viết, các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về thanh điệu trong tiếng Trung và học thêm những kiến thức bổ ích khác về tiếng Trung. Tiếng Trung Mi Edu chúc các bạn học tập hiệu quả!