Thanh điệu tiếng Trung | Cách phát âm và quy tắc biến điệu 4 dấu đầy đủ
Thanh điệu tiếng Trung là một trong ba thành phần cơ bản cấu tạo nên từ Hán ngữ. Đây đều là những kiến thức căn bản mà người học tiếng Trung nào cũng cần nắm rõ. Nếu đọc phát âm sai bảng 4 thanh điệu trong tiếng Trung sẽ gây hiểu nhầm trong giao tiếp. Vậy cùng tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống dấu và một vài quy tắc biến điệu nhé.
1. Thanh điệu tiếng Trung là gì?
Thanh điệu tiếng Trung hay còn gọi tắt là dấu. Đây là thành phần còn lại ngoài vận mẫu và thanh mẫu cấu tạo nên từ Hán ngữ. Nhờ có thanh điệu mad bạn có thể để thay đổi tone giọng khi phát âm từ hoặc cụm từ. Trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau thì một từ có thể lên cao, xuống thấp hay đọc nhanh chóng.
Việc thành thạo phát âm cơ bản nhanh chóng nhờ nắm chắc 3 thành phần cấu tạo. Cũng gần giống như tiếng Việt thì thanh điệu hay dấu thường nằm ở phía trên của chữ viết. Nhờ dấu hiệu này mà người nói phát âm chuẩn hơn.
2. Bảng 4 thanh điệu tiếng Trung
Trong hệ thống Hán ngữ, ngoài 36 vận mẫu và 23 thanh mẫu thì có đến 4 thanh điệu. Cùng xem ngay hệ thống bảng 4 dấu trong tiếng Trung dưới đây nhé.
Phát âm chuẩn sẽ giúp hoạt động giao tiếp diễn ra trôi chảy hơn. Và cách đọc 4 thanh điệu tiếng Trung đúng là yếu tố cần thiết. Cùng luyện phát âm hệ thống dấu tiếng Trung với tiếng Trung Mi Edu ngay dưới đây.
Thanh điệu | Kí hiệu | Độ cao | Ví dụ | Cách đọc |
Thanh 1 | − | 5-5 | bā | Đọc không dấu, cao kéo dài và bình bình. |
Thanh 2 | / | 3-5 | bá | Đọc như dấu sắc, đọc từ trung bình lên cao. |
Thanh 3 | V | 2-1-4 | bǎ | Đọc như dấu hỏi nhưng kéo dài. Đọc từ cao độ trung bình – xuống thấp nhất – rồi lên cao vừa. |
Thanh 4 | \ | 5-1 | bà | Đọc không dấu, đẩy xuống, dứt khoát, đọc từ cao nhất xuống thấp nhất. |
Đọc thanh 4 bằng cách dùng tay chém từ trên xuống và giật giọng. | ||||
Thanh nhẹ | Không có | ba | Đọc không dấu, nhẹ, ngắn. Cách phát âm gần giống dấu huyền. |
Mẹo: Đọc thanh 4 bằng cách dùng tay chém từ trên xuống và giật giọng.
Lưu ý: Cách đọc theo tiếng phổ thông, nên một số vùng miền sẽ có phiên âm khác.
→ Xem thêm: Bảng 36 vận mẫu tiếng Trung
3. Cách đánh dấu thanh điệu tiếng Trung chính xác
Phiên âm Hán ngữ áp dụng theo công thức sau:
Phiên âm = Thanh mẫu (nếu có) + Vận mẫu + Thanh điệu (nếu có)
Ví dụ: hǎo = h + ao + kí hiệu trên “ao” là thanh 3
Qua công thức trên, chúng ta dễ thấy được, thanh điệu chỉ được đặt trên vận mẫu (nguyên âm). Vì vậy, các bạn đừng nhầm lẫn vận mẫu với thanh mẫu (phụ âm) nhé.
Đánh dấu với chỉ có 1 nguyên âm đơn | Đánh dấu với nguyên âm kép |
+ Khi một từ được cấu tạo trực tiếp từ
một nguyên âm đơn. + Thanh điệu được đánh dấu trực tiếp vào nguyên âm đó. ā ó ě ì… Ví dụ: Nán,Hā,Pò, Shì |
Với nguyên âm kép, bạn cần chú ý những quy tắc để phát âm đúng.
+ Trong phiên âm, nếu xuất hiện nguyên âm “a” trước thì sẽ ưu tiên phát âm đầu tiên. hǎo, ruán… + Khi không có “a”, mà chỉ có nguyên âm “e” hoặc “o” sẽ đánh dấu vào chính nó. ǒu, iōng, ēi, uěng + Xuất hiện nguyên âm kép iu”, thì đánh dấu trên nguyên âm “u“: iǔ, jiǔ + Xuất hiện nguyên âm kép “ui”, thì đánh dấu trên nguyên âm “i“: uī, zuì |
→ Xem thêm: Cách phát âm thanh mẫu tiếng Trung